Danh mục nhà đất
CÂU CHUYỆN TỪ MỘT QUYỂN SÁCH THIỀN CỦA PHẬT GIÁO.
Có một Thiền sư người Nhật, làm trụ trì một ngôi chùa trên núi cao.
Một hôm Sư nhận vào chùa một người đệ tử mới. Anh này là một người chuyên làm nghề trộm đồ người khác để sống.
Hình ảnh: Sưu tầm
Khi vào chùa tuy là một tăng sĩ nhưng anh này vẫn không bỏ được thói quen trộm cắp đồ đạc của người khác. Anh này liên tục trộm tiền và đồ vật của những người xung quanh cũng như đồ vật ở trong chùa.
Anh này bị nhiều người trong chùa ghét bỏ, và nhiều lần họ đến báo với thầy về việc vị tăng sĩ mới hay lấy trộm đồ của người khác. Nhưng mỗi lần như vậy vị thầy chỉ cười hiền hòa và nói thế à, để ta xử lý. Nhưng vị thiền sư không trách phạt người trộm đồ.
Nhiều lần như vậy làm cho người trong chùa rất ức chế tâm lý, họ bày kế để bắt tại trận anh kia khi đang trộm. cuối cùng họ cũng bắt được tại trận. họ cùng nhau đưa người ăn trộm này đến gặp vị thầy trụ trì. Họ nói nếu lần này không đuổi vị tăng trộm đồ kia thì tất cả họ sẽ rời khỏi chùa.
Vị thầy hiền hòa nhìn các đệ tử và nói. Nếu vậy các con cứ ra đi, để vị tăng sĩ trộm đồ này ở lại với thầy.
Tất cả đều ngạc nhiên, hỏi lại thấy tại sao thầy lại xử sự như vậy.
Vị thầy cũng hiền hòa nói với các đệ tử: các con là những người biết sống theo đạo lý, biết phân biệt đúng sai, nên không nên, tốt không tốt nên các con có thể sống được với nhiều người và ở được nhiều nơi mà ta không phải lo cho các con.
Còn anh tăng sĩ này ngay cả đúng sai tốt xấu, nên không nên, anh cũng không biết được thì không sống với ta thì sống được với ai bây giờ.
Tất cả đệ tử nghe thầy nói liền giật mình, họ cảm nhận sự bao dung của thầy và họ hồi tâm chuyển ý.
Riêng anh tăng sĩ trộm đồ nghe thầy dạy anh hoàn toàn tỉnh ngộ, cảm động trước sự bao dung của thầy, anh quyết tâm thay đổi và hứa với thầy từ đây về sau sẽ bỏ hẳn việc trộm cắp và quyết tâm làm người tốt, tu tập để không phụ ơn thầy.
Kết quả sự bao dung và an nhiên của thầy đã độ được vị tăng trộm đồ kia và cũng dạy được các đệ tử tâm lòng bao dung và thanh tịnh trước vấn nạn của con người.
=> Con người có khuynh hướng lấy lỗi người khác dằn vặt mình có khi vài năm trừ khi vấp cục đá mất trí nhớ mới mong quên nổi. Ví dụ nha: dạy con học hoài cả buổi con không làm xong 1 bài toán, chuyện gì sẽ xảy ra? Bước 1 là la rầy đứa trẻ xấp mặt và sau đó là: Mình làm ba Mẹ kiểu gì mà dạy con không xong, mình tệ quá, mình dở quá…. Các kiểu tự dằn vặt này bạn có thấy quen hơm. Đó là vì bạn chưa bao dung cho chính mình.
Bao dung cho người khác chính là cứu mạng chính mình.
Sưu tầm